EMAS: Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch - Kỳ 3: Trông chờ vào lực lượng mới

GS-TS Nguyễn Lộc (ảnh), Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, Phó trưởng ban Chỉ đạo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, cho biết hướng giải quyết khó khăn về chất lượng giáo viên (GV).

Đặt hàng đào tạo theo yêu cầu

Dư luận lo ngại trước kết quả khảo sát hàng loạt GV tiếng Anh không đáp ứng được yêu cầu chuẩn năng lực về ngoại ngữ theo khung tham chiếu của châu Âu mà đề án đặt ra. Ông nghĩ gì về thực trạng này?

GS-TS Nguyễn Lộc (ảnh), Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, Phó trưởng ban Chỉ đạo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, cho biết hướng giải quyết khó khăn về chất lượng giáo viên (GV).

undefined

Đặt hàng đào tạo theo yêu cầu

Dư luận lo ngại trước kết quả khảo sát hàng loạt GV tiếng Anh không đáp ứng được yêu cầu chuẩn năng lực về ngoại ngữ theo khung tham chiếu của châu Âu mà đề án đặt ra. Ông nghĩ gì về thực trạng này?

Là những người trong cuộc, chúng tôi không có gì bất ngờ và ngạc nhiên về kết quả này. Khi xây dựng đề án, chúng tôi đã có ước tính nhất định về hiện trạng đúng như vậy chứ không phải có ước tính gì quá ư là lạc quan về GV đâu. Cho nên tỷ lệ như thế đối với đề án dài đến năm 2020 là bình thường.

Ở đây xin nhấn mạnh là việc khảo sát không chỉ nhằm để xem năm nay giảng dạy ở bao nhiêu trường, bao nhiêu học sinh mà mục tiêu chính là để xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng GV cho thời gian trước mắt. Bên cạnh kế hoạch bồi dưỡng hiện có, chúng tôi còn trông chờ vào một lực lượng rất quan trọng là đội ngũ GV được đào tạo mới. Đội ngũ này khi ra trường sẽ được kỳ vọng là đáp ứng được ngay yêu cầu về chuẩn GV tiếng Anh.

Song song với việc thực hiện ở các trường phổ thông, đề án đã đặt hàng, giao nhiệm vụ cụ thể cho các trường sư phạm, trường ĐH ngoại ngữ để đào tạo theo yêu cầu. Việc làm này đã thực hiện ngay khi khởi động đề án.

Ngoài ra, đề án còn khuyến khích tuyển những người có trình độ giỏi về ngoại ngữ chuyển sang làm GV sau khi đã được bồi dưỡng, trang bị kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.

undefined
Một lớp bồi dưỡng GV tiếng Anh cho các trường tiểu học của TP.HCM do Sở GD-ĐT và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Không ép chạy theo số lượng

Vậy ông có nhận định gì về mức độ chuyển biến trong việc đổi mới đào tạo GV tiếng Anh ở các trường ĐH, CĐ đã được đề án đặt hàng?

Tôi cho rằng đây là một thách thức rất lớn. Thực ra tôi thấy lo lắng cho các trường sư phạm đào tạo GV, họ chuyển động có vẻ chậm.

Về mặt nguyên tắc, GV được đào tạo bậc ĐH là phải đạt trình độ C1 theo chuẩn châu Âu nhưng trên thực tế khảo sát GV được đào tạo ĐH nhiều người cũng chỉ đạt trình độ B1, thua 2 cấp so với chuẩn. Thực tế ấy đòi hỏi các trường đào tạo phải cách tân rất nhiều, không có cách nào khác.

Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT quyết định hạ chuẩn GV tiếng Anh ở bậc tiểu học từ trình độ B2 xuống B1. Điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng không, thưa ông?

Về lý thuyết thì hạ xuống thế không có vấn đề gì. Năm nay vẫn tiếp tục cho phép GV đạt trình độ B1 tiếp tục giảng dạy tiểu học, số này vẫn còn hiếm hoi lắm chứ không phải hạ chuẩn rồi mà đã dễ tuyển đâu.

Xem ra, tiến độ của đề án có vẻ rất chậm, nguyên nhân chính vẫn được coi là thiếu GV đủ điều kiện. Với tư cách là người xây dựng đề án, ông có thấy sốt ruột không?

Đề án tiến hành với tỷ lệ học sinh tham gia tăng dần đều, một nhịp độ phù hợp. Chúng tôi không ép buộc bất cứ cơ sở giáo dục nào thực hiện đề án khi chưa đảm bảo về điều kiện. Nhưng chắc chắn xu thế sẽ ép các địa phương phải thực hiện. Ban đầu chúng tôi chọn những nơi có đủ điều kiện thì dạy, những nơi chưa đủ tích cực cử GV đi bồi dưỡng, bao giờ đạt chuẩn thì mới cho giảng dạy. Giai đoạn đầu, khó khăn là chuyện chúng tôi đã lường trước được. Chúng tôi chấp nhận chậm một chút nhưng làm thực tế.

Đến nay, số địa phương chưa nhập cuộc đề án này còn rất nhiều. Điều này có bất thường không, thưa ông?

Có những tỉnh 5, 6 năm mới nhập cuộc cũng phải coi là chuyện bình thường. Hà Nội có thể sắp cán đích nhưng Hà Giang mới bắt đầu cũng là chuyện bình thường vì dạy tiếng Anh không như dạy văn, toán... tất cả đều phải cào bằng như nhau, phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Nhưng với những mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra, tôi tin rằng sức ép của xu hướng là rất lớn, sẽ lan tỏa dần, Bộ chỉ đưa ra một cái chuẩn, một cái điều kiện rõ như thế, địa phương nào có đủ điều kiện thì thực hiện.

 

Nhiều tỉnh chưa thể khởi động

Hiện nay mới có 34/63 tỉnh thành có kế hoạch thực hiện đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -2020 gửi về Bộ GD-ĐT.

Bà Nguyễn Mai Phương, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Cao Bằng, cho biết: “Chưa nói đến chương trình bắt buộc, năm học này toàn tỉnh mới có 31/215 trường có GV để dạy tiếng Anh theo hình thức tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần. Đã vậy chủ yếu GV tiếng Anh chuyển từ tiếng Nga sang hoặc đào tạo không chính quy, tỉnh lại có đông học sinh dân tộc nên chất lượng dạy và học tiếng Anh chưa cao”.

Bà Nguyễn Thanh Lịch, Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai, cho rằng: “GV tiếng Anh chủ yếu có trình độ CĐ hoặc tại chức nên đạt được trình độ IELTS từ 4 đến 5 cũng đã rất khó. Đó là chưa kể đặc thù dạy ngoại ngữ phải đi đôi với thực hành nhưng GV thì lại ít giao tiếp, thực hành nên phát âm sai rất nhiều”.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Diễm - chuyên viên phụ trách tiếng Anh của Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, hầu hết GV dạy tiếng Anh tiểu học của tỉnh này cũng là GV tiếng Anh dôi dư của cấp THCS chuyển xuống. Dù có trình độ cao đẳng sư phạm tiếng Anh, thậm chí nhiều người còn có bằng đại học tại chức, nhưng để đạt yêu cầu của Bộ họ cần được bồi dưỡng thêm.

Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, không nhất thiết phải thực hiện đúng chỉ tiêu từng năm theo đề án, cố gắng giải quyết các khó khăn vào giai đoạn đầu từ nay đến 2015. Sau đó, khi các điều kiện đã được chuẩn bị đầy đủ thì tăng tốc về chất lượng, phạm vi thực hiện đề án.

T.Nguyễn - L.Giang

Tuệ Nguyễn
(Thực hiện)

Tại sao Bạn chưa giao tiếp tốt tiếng Anh?