EMAS: Sinh viên năm cuối lo “sốt vó” với chuẩn đầu ra mới

Theo Công văn số 7274/BGDDT-GDDH của Bộ GD-ĐT, chuẩn đầu ra mới về năng lực ngoại ngữ của sinh viên (SV) chuyên ngữ và Quốc tế học tốt nghiệp từ năm học 2012 - 2013 quy định: SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, tốt nghiệp phải đạt trình độ B1 (theo khung tham chiếu châu Âu CEFR) hoặc tương đương; SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng khác (ngoài tiếng Anh) tốt nghiệp phải đạt trình độ A2. Đối với SV ngành Quốc tế học, yêu cầu SV tốt nghiệp đạt trình độ B1 hoặc tương đương, và yêu cầu trình độ B2 tiếng Anh

(Dân trí) - Việc nhà trường áp dụng chuẩn đầu ra mới cho môn ngoại ngữ 2 khiến nhiều sinh viên năm cuối ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng lo “sốt vó”, sợ học không kịp để thi đạt theo yêu cầu của chuẩn mới.

Theo Công văn số 7274/BGDDT-GDDH của Bộ GD-ĐT, chuẩn đầu ra mới về năng lực ngoại ngữ của sinh viên (SV) chuyên ngữ và Quốc tế học tốt nghiệp từ năm học 2012 - 2013 quy định: SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, tốt nghiệp phải đạt trình độ B1 (theo khung tham chiếu châu Âu CEFR) hoặc tương đương; SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng khác (ngoài tiếng Anh) tốt nghiệp phải đạt trình độ A2. Đối với SV ngành Quốc tế học, yêu cầu SV tốt nghiệp đạt trình độ B1 hoặc tương đương, và yêu cầu trình độ B2 tiếng Anh đối với SV học chương trình chất lượng cao.

Nhiều SV năm cuối lo "sốt vó" khi ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng thông báo áp dụng chuẩn đầu ra ngay cho SV tốt nghiệp năm nay
(ảnh chụp màn hình thông báo trên web của trường)

Theo phản ánh của SV, đầu tháng 11/2012, nhà trường công bố chuẩn đầu ra mới và thông báo sẽ áp dụng đối với SV từ khóa 2011 - 2015 trở đi (khóa SV đang học năm thứ 2). Nhưng đến cuối tháng 11/2012, nhà trường lại thông báo áp dụng ngay chuẩn đầu ra cho SV khóa 2009 - 2013 (khóa SV đang học năm cuối ở trường).

Trao đổi với PV Dân trí, nhiều SV năm cuối bày tỏ lo lắng: “Việc áp dụng chuẩn đầu ra là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nhưng thiết nghĩ áp dụng chuẩn đầu ra mới với các SV năm nhất, năm hai theo thông báo ban đầu của nhà trường là hợp lý. Vì các bạn có đủ thời gian 2-3 năm để học và thi đạt chuẩn. Còn áp dụng ngay cho SV năm cuối thì quá cập rập. Chỉ trong chưa đầy 6 tháng kể từ ngày ra thông báo đến khi thi, bọn em không có đủ thời gian để ôn tập, học thêm để thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu chuẩn mới.

Trong 6 tháng cuối khóa, ngoài lo thi chuẩn đầu ra, SV năm cuối còn phải hoàn tất kỳ thực tập hơn 2 tháng, viết luận văn tốt nghiệp hoặc học các học phần tốt nghiệp tương ứng. Thật sự rất khó khăn”.

Một SV khoa tiếng Anh, chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật chia sẻ: “Chuyên ngành của em là tiếng Anh thì dù yêu cầu chuẩn đầu ra của ngoại ngữ chính có cao hơn, em vẫn cố gắng đảm bảo năng lực theo yêu cầu. Nhưng với ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật thì thật khó cho em. Theo chương trình giảng dạy của nhà trường, SV chỉ được học 6 tín chỉ, được 12 bài ngữ pháp và hai bộ chữ cái căn bản. Nhưng mức trình độ A2 theo chuẩn đầu ra mới tương ứng với 50 bài ngữ pháp căn bản, kèm theo kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và 500 chữ kanji là tối thiểu. Trong thời gian quá ngắn mà chạy đua theo được chuẩn đầu ra mới với yêu cầu cao hơn hẳn như vậy, quá khó khăn và nhiều áp lực cho bọn em”.

Trao đổi với PV Dân trí về những lo lắng của SV năm cuối với chuẩn đầu ra mới, ngày 4/3, TS. Trần Quang Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng khẳng định: “Việc áp dụng chuẩn đầu ra mới ngay cho SV năm cuối là theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nhà trường đã có thông báo ngay khi có Công văn của Bộ, và cũng đã họp phổ biến các quy định mới, giải đáp các thắc mắc cho sinh viên.

Các em SV lo, nhà trường cũng lo nhiều lắm chứ. Để tạo điều kiện cho các em thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu tốt nhất, nhà trường đã có tổ chức các lớp ôn tập, bồi dưỡng kiến thức. Đồng thời, tổ chức liên tiếp 3 đợt thi khảo sát đánh giá chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ của SV. Ngày 30/3 vừa qua, các em SV đã thi xong đợt thứ 2 rồi. Sau các đợt thi khảo sát, những em chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được bồi dưỡng kiến thức để các em thi đạt kết quả tốt nhất”.

Khánh Hiền - Duy Tài

Tại sao Bạn chưa giao tiếp tốt tiếng Anh?