Người mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu

Như bạn đã biết, đa số chúng ta đã tốn quá nhiều thời gian học tiếng Anh (ít nhất 7 năm phổ thông, 4 năm đại học và học thêm tại nhiều trung tâm) nhưng hầu như không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta được dạy và học sai phương pháp. Vậy câu hỏi đặt ra là: Đâu là phương pháp học tiếng Anh dành cho người “mất gốc”?

Như bạn đã biết, đa số chúng ta đã tốn quá nhiều thời gian học tiếng Anh (ít nhất 7 năm phổ thông, 4 năm đại học và học thêm tại nhiều trung tâm) nhưng hầu như không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta được dạy và học sai phương pháp. Vậy câu hỏi đặt ra là: Đâu là phương pháp học tiếng Anh dành cho người “mất gốc”?

Đâu là nguyên nhân dẫn đến mất gốc tiếng Anh?

Nhiều người không nghiêm túc với việc học tiếng Anh ngay từ đầu mà khi có việc cần thì học mới bắt đầu học. Lúc này, họ thường học tiếng Anh để đối phó với mong muốn học càng nhanh càng tốt (mà bạn biết đấy, học tiếng ANh không phải là việc một sớm một chiều). Trong tình huống này, họ rất dễ ra những quyết định sai lầm trong việc lựa chọn phương pháp và trung tâm để học.

Giải quyết việc “mất gốc” tiếng Anh không phải là điều đơn giản và cần sự nghiêm túc của người học.

Chương trình học phổ thông bao gồm 7 năm học tiếng Anh, rồi 4 năm học Đại học nhưng hầu hết các bạn vẫn không giải quyết được lỗ hổng kiến thức tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Giáo trình còn nhiều bất cập, phương pháp giảng dạy từ giáo viên không phù hợp dẫn đến nhàm chán, dễ quên; chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh; người học chưa tìm được phương pháp và lộ trình học hiệu quả…

 

Vậy đâu là giải pháp?

Chúng ta cùng nhau tham khảo giải pháp cho những người mất căn bản tiếng Anh:

MẤT GỐC TIẾNG ANH NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU

1. Cách HỌC PHÁT ÂM cho người “mất gốc” tiếng Anh

Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất.

Đặc biệt đối với những người “mất gốc” tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai thành thói quen xấu rất khó sửa về sau này.

Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Alphabet – IPA) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. (học thử miễn phí tại đây)

Ngoài giờ học trên lớp với các thầy cô, các bạn nên tự học phát âm ở nhà qua bộ DVD của bậc thầy về chuẩn giọng tiếng Anh tại đây và tham khảo thêm phần phát âm phần mềm từ điển Cambridge Advanced Learners’ Dictionary được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng vi tính. (có thể tải trên website này)

Bạn có thể tham khảo khóa học Phát Âm Tiếng Anh Giọng Mỹ từ A đến Z tại đây.

 

2. Cách học TỪ VỰNG cho người “mất gốc” tiếng Anh

Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết (không dùng được). VD: học từ “morning” thì nên học luôn cụm từ “in the morning”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.

Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo.

Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi. Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (2 ngày, 1 tuần hoặc một tháng).

Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng. Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ đề càng nhiều càng tốt.

Bạn có thể tải miễn phí danh sách 3000 từ vựng thông dụng nhất tại đây.

 

3. Cách học NÓI dành cho người “mất gốc” tiếng Anh

Nói là một trong những kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào trên thế giới. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Để học nói các bạn đừng quá vội vàng.

Có nhiều người may mắn sống trong môi trường, quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.

Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau: Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên trường học cũng như trên các lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều càng tốt có thể nói với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình thói quen phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).

Khắc phục được tính lười biếng hay nhút nhát ngại giao tiếp với người giỏi. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể dù biết khả năng mình nói còn kém. Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn siêng năng hẹn nhau đến lớp sớm hơn 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh định kỳ vào cuối tuần.

 

4. Bí quyết LUYỆN NGHE dành cho người “mất gốc” tiếng Anh.

Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng chữ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài.

Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem clip trên Youtube, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh…).

Tuyệt đối không xem trước nội dung bài viết trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.

Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Nói chung, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt.

Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều sách luyện nghe tiếng Anh để bạn có thể tự học thêm ở nhà. Ngoài ra Internet cũng là một trong những công cụ thật sự hữu ích cho chúng ta trong việc học hỏi trao đổi kiến thức với nhau.

Nếu bạn muốn nhanh chóng LẤY LẠI CĂN BẢN và TỰ TIN giao tiếp sau 3 tháng thì hãy tham dự chuyên đề miễn phí này.

Cảm ơn bạn.

Chúc bạn thành công!